[Thông báo] Chuyển diễn đàn


Diễn đàn về free Code sẽ chuyển sang ICT2.net







You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

thanh_nguyenduc

thanh_nguyenduc
Super Moderator
Super Moderator
Loading
HÃY ĐỂ SINH VIÊN CẢM NHẬN ĐƯỢC

TÌNH THƯƠNG VÀ TRÁCH NHIỆM



PGS.TS. Phan Quang Thế

Bí thư Đảng ủy

Hiệu trưởng trường Đại học KTCN



Nạn đói năm 1945 đã cướp đi sinh mạng 2 triệu đồng bào ta trong khi dân số cả nước ta ngày ấy chỉ khoảng 25 triệu người. Cách mạng tháng 8 thành công, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã phải đương đầu cùng một lúc 3 thứ giặc: giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm cùng với quốc khố hoàn toàn trống rỗng. Năm 1946, kháng chiến toàn quốc bùng nổ Chính phủ và Bác Hồ phải chuyển lên chiến khu Việt Bắc. Nhưng chỉ 2 năm sau, chiến thắng sông Lô năm 1947 đã bẻ gãy hoàn toàn cuộc tấn công của thực dân Pháp lên Việt Bắc. Chiến thắng biên giới thu đông 1950 đã tạo tiền đề cho một Điện Biên Phủ chấn động địa cầu giành lại một nửa non song đất nước vào năm 1954. Điều gì đã giúp cho các bậc cha anh của chúng ta làm nên được những điều kỳ diệu như thế? Mỗi người đều phải tự trả lời câu hỏi này.

Ngày nay, sống trong điều kiện hòa bình, chúng ta được Nhà nước và nhân dân chăm lo để sống, lao động trong một môi trường có thể nói là lý tưởng. Chúng ta hầu như có đủ mọi phương tiện để tiếp cận với thế giới văn minh, hiện đại và làm việc trong điều kiện cơ bản như ở các nước phát triển trên thế giới. Tuy nhiên, văn hóa phương Đông rất trọng tình nghĩa. Câu ca dao: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng” chắc không ít người không biết. Vì thế, mỗi khi hưởng quyền lợi chúng ta không thể không nghĩ đến nghĩa vụ và trách nhiệm. Tiền học phí mà cha mẹ sinh viên nộp cho Nhà trường không phải là để chúng ta hưởng thụ mà là sự ràng buộc về trách nhiệm của chúng ta đối với sinh viên. Nhân dân chắc không tiếc tiền của để các thầy cô giáo dạy con, em họ nên người. Nhưng các thầy cô có biết sinh viên của chúng ta đắm mình trong Games online như thế nào không? Các thầy cô có biết bao nhiêu sinh viên của chúng ta đang có điểm trung bình chung tích lũy dưới 2,0? Con số mà ai nghe thấy cũng không thể tin đó là sự thật. “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”, vậy trò kém tại ai đây? Bây giờ không phải là lúc chúng ta những thầy cô giáo đổ lỗi cho người này, người khác, chỗ này hay chỗ kia hay tại cơ chế. Chẳng có một cơ chế nào có thể giúp được chúng ta khi trong trái tim của chúng ta không biết đau với nỗi đau của dân, không biết khổ với nỗi khổ của những người lao động đang chắt chiu từng trăm, từng ngàn cho con ăn học mong con cái nên người lại phải xót xa nhìn đứa con của mình đang dần trở thành những kẻ vô ích của gia đình và xã hội. Phật tổ đã dạy: “Cứu được một mạng người bằng xây bảy tòa tháp”. Chúng ta, nếu mỗi học kỳ để hàng trăm sinh viên bị buộc thôi học sẽ tương đương với việc chúng ta “xây” được bao nhiêu tòa tháp đây? Trách nhiệm chúng ta ở đâu hay chỉ một câu buông xuôi “sinh viên ngày nay vô cảm lắm, lười học lắm” là xong, mặc dù không ít sinh viên ngày nay đều có vấn đề về cả nhân cách và nhận thức xã hội.

Nhà nước đã đầu tư hơn 100 tỷ đồng, Nhà trường cũng đối ứng gần 20 tỷ đồng để xây dựng khu Ký túc xá từ K1 đến K6. Đây là khu Ký túc xá hiện đại, đẹp mà ở thời chúng tôi trong mơ cũng không bao giờ có được. Thế nhưng rất nhiều sinh viên sống trong Ký túc xá này lại hầu như chìm đắm trong Games hoặc TV trên mạng. Ngày 26/11/2011 cả khu Ký túc xá sẽ chuyển mình sang một thời kỳ mới, thời kỳ mà các khoa chuyên môn sẽ trực tiếp quản lý sinh viên của mình, thời kỳ mà các thầy cô giáo sẽ có điều kiện để thể hiện năng lực và tình cảm của mình đối với sinh viên. Từ ngày này, tất cả các thầy cô giáo của Nhà trường phải tự giác tham gia vào quá trình đổi mới công tác quản lý và dạy dỗ sinh viên. Các nhà của khu Ký túc xá đều có phòng sinh hoạt chung, vì thế tất cả các bộ môn phải lên kế hoạch cử giảng viên xuống giúp đỡ sinh viên học tập vào buổi tối và cuối tuần. Thời đại ngày nay ai cũng bận, nếu các thầy cô bận một thì cán bộ lãnh đạo Nhà trường còn bận gấp năm, gấp mười. Nghề dạy học là nghề học bao nhiêu cũng không đủ và dạy bao nhiêu cũng vẫn là ít. Chúng ta hãy giúp đỡ sinh viên học tập bằng tình cảm từ chính trái tim mình. Hãy đừng đòi hỏi sẽ được Nhà trường hay sinh viên trả cho bao nhiêu? Tiền quý thật nhưng trên đời này để hình ảnh của thầy cô sống mãi trong trái tim của trò thì không tiền nào có thể mua được. Có thầy giáo của trường ta vì lo cho việc học của sinh viên đã vào Ký túc xá ở cùng sinh viên để giúp đỡ sinh viên học tập. Dù thầy còn rất trẻ, nhưng đó là tấm gương mà mỗi chúng ta phải trân trọng và noi theo.

Hãy đừng để cuộc vận động “Dân chủ, tình thương, kỷ cương, trách nhiệm” chỉ là khẩu hiệu vô hồn. Hãy thực hiện cuộc vận động đó bằng cả trái tim của mình. Nếu chúng ta biết thương yêu sinh viên thì chúng ta sẽ thương yêu con cháu của chúng ta hơn. Nếu chúng ta biết dạy cho sinh viên của chúng ta nên người thì không có lý gì mà con cháu chúng ta không thành đạt. Chúng ta yêu quí sinh viên của chúng ta thì sẽ có những người khác yêu quí con cháu chúng ta. Bằng hành động của mình các thầy cô hãy làm cho trái tim của mỗi sinh viên cảm nhận được tình thương và trách nhiệm. Bác Hồ đã dạy: Không có người hoàn toàn tốt cũng không có kẻ hoàn toàn xấu. Khi trái tim con người cảm nhận được tình yêu cái tốt sẽ bừng sáng xua tan bóng đen trong tâm hồn họ và họ sẽ trở thành những người thánh thiện và có ích cho xã hội./.

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết